• Địa chỉ 111 Trần Phú, P.Diên Hồng,
    TP.Pleiku, Gia Lai
  • Thời gian làm việc Thời gian làm việc
    08:00 - 20:00 (cả tuần)
  • Hotline tư vấn Hotline tư vấn
    02693748888
Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Hậu quả của apxe hậu môn nếu không điều trị bệnh nhân cần chú ý

Ngày đăng: 02/05/2024

Hậu quả của apxe hậu môn nếu không điều trị vô cùng nguy hiểm thế nhưng không phải ai cũng nhìn nhận đầy đủ vấn đề này. Vậy nên chính những chia sẻ ngay dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ và có đầy đủ kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt nhất khi không may bị apxe hậu môn.

THÔNG TIN CƠ BẢN APXE HẬU MÔN

Áp xe là hiện tượng xảy ra khi da bị tổn thương, mở cánh cửa cho vi khuẩn xâm nhập. Khi mô bị tổn thương, các chất hóa học được tạo ra để thu hút bạch cầu và kích thích quá trình viêm nhiễm, làm ổ viêm phát triển. Bạch cầu sau khi thực hiện nhiệm vụ thì chết tại ổ viêm, tạo ra mủ, từ đó hình thành ổ mủ.

Nếu quá trình viêm nhiễm kéo dài và mạnh mẽ, một lớp màng xơ có thể bao quanh ổ mủ, tạo thành ổ áp xe. Điều này có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, não, gan, cơ, nách, vv.

Khi các tuyến Hermann và Desfosses ở hậu môn bị viêm mạn tính và nhiễm trùng lan sang các khoang xung quanh hậu môn và trực tràng, có thể gây ra các ổ áp xe, được gọi là áp xe hậu môn.

NGUY CƠ GÂY APXE HẬU MÔN

Áp xe hậu môn là một bệnh phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra:

Quan hệ tình dục không an toàn và thiếu sử dụng các biện pháp phòng ngừa là một nguyên nhân quan trọng. Đặc biệt, quan hệ qua đường hậu môn tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường sinh dục, làm tổn thương cơ vòng hậu môn và tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh.

Việc chăm sóc và vệ sinh khu vực hậu môn không đúng cách dẫn đến tình trạng ẩm ướt và không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chấn thương cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe hậu môn. Chấn thương do va đập mạnh hoặc sau các ca phẫu thuật liên quan đến vùng tầng sinh môn, hậu môn, trực tràng có thể tạo ra các vết thương lớn, gây nhiễm trùng tái phát và hình thành ổ áp xe.

Sự suy giảm hệ miễn dịch làm cho cơ năng phòng vệ của cơ thể trở nên không hiệu quả trong việc chống lại các yếu tố gây bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và người già có hệ miễn dịch yếu. Đây là hai nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Ngoài ra, những người từng mắc các bệnh liên quan đến vùng hậu môn và trực tràng như viêm hậu môn, viêm nang lông ở các tuyến mồ hôi xung quanh da hậu môn, nứt hậu môn, hoặc bị trĩ cũng dễ mắc áp xe hậu môn.

Bệnh Crohn có thể gây viêm nhiễm và hình thành ổ áp xe ở đường ruột, sau đó tình trạng viêm có thể lan theo đường tiêu hóa xuống phần hậu môn và trực tràng.

Những người đã điều trị bằng bức xạ hoặc mắc ung thư ở vùng hậu môn và trực tràng có thể gặp ảnh hưởng sau điều trị, dẫn đến suy giảm các tế bào miễn dịch như tế bào lympho B và T.

Cuối cùng, việc sử dụng thuốc prednisolon trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm ức chế và suy giảm hệ miễn dịch.

HẬU QUẢ CỦA APXE HẬU MÔN NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ

Mặc dù đa phần gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu bỏ qua hoặc coi thường diễn biến của căn bệnh, có thể dẫn đến hậu quả khó kiểm soát và những biến chứng nghiêm trọng, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Tình trạng viêm lan đến bộ phận sinh dục và tiết niệu

Khu vực hậu môn và trực tràng gần với các bộ phận sinh dục và tiết niệu, là vùng cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố gây hại. Nếu không được điều trị, áp xe ở vùng hậu môn có thể dẫn đến việc lan rộng của viêm nhiễm khi các ổ áp xe vỡ, dịch tiết chảy ra có mùi hôi, tạo ra môi trường ẩm ướt lý tưởng cho sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Áp xe kéo dài dẫn đến kế phát rò hậu môn

Nếu không điều trị hết sức áp xe hậu môn, quá trình vỡ bọc áp xe và dịch chảy sau khi khô có thể tạo thành vảy trên miệng ổ áp xe. Hiện tượng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây ra những lỗ rò ở vùng hậu môn, làm cho quá trình chữa trị trở nên phức tạp hơn.

Rối loạn đại tiện

Các bọc mủ sưng tấy tạo ra cảm giác kích thích xung quanh vùng hậu môn, như đau nhức, ngứa, hoặc chảy máu và dịch khi đi đại tiện. Những triệu chứng này khiến người bệnh trở nên lo lắng, sợ hãi, và thường có tâm lý cố nhịn hoặc hạn chế số lần đi đại tiện.

Nếu tình trạng này kéo dài, phân tích tụ bên trong trực tràng, gây ra tình trạng táo bón do quá trình tái hấp thu nước, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Cuộc sống hằng ngày bị xáo trộn

Người bệnh thường phải chịu đựng các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu một cách thường xuyên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tự tin của họ và làm giảm khả năng tập trung vào công việc. Kết quả là chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của họ đều giảm sút rõ rệt.

da khoa gia lai

Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku – ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA RÒ HẬU MÔN UY TÍN, HIỆU QUẢ

Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku nằm tại 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai, bệnh áp xe hậu môn càng lâu càng khó điều trị. Để tránh biến chứng sang các bệnh hậu môn khác, quan trọng là ngay khi phát hiện các triệu chứng của áp xe hậu môn, bạn cần đến phòng khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị áp xe hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị áp xe hậu môn được áp dụng phổ biến, bao gồm:

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc được sử dụng để giảm viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong điều trị áp xe hậu môn.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh, những người bị áp xe hậu môn thường được khuyến nghị sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm nhẹ các cơn đau và khó chịu. Kết hợp với việc tuân thủ chế độ ăn uống và chỉ định của các chuyên gia sẽ giúp các ổ áp xe hồi phục nhanh chóng hơn.

Điều trị ngoại khoa

Công nghệ sóng cao tần HCPT và kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH được sử dụng hiệu quả trong quá trình điều trị áp xe hậu môn nhờ vào những ưu điểm như nhanh chóng, an toàn, ít đau đớn, không tái phát và khả năng phục hồi nhanh.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tiếp cận trực tiếp vùng chứa ổ mủ, khiến chúng co lại, sau đó sử dụng ống nội soi để rửa sạch mủ, giúp các ổ áp xe hồi phục nhanh chóng và không tái phát.

Để ngăn ngừa hiệu quả bệnh áp xe quanh hậu môn, người bệnh cần điều chỉnh trực tiếp các nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:

Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, giàu rau xanh và chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón.

Hạn chế hoặc tránh thực phẩm cay nóng và rượu bia để ngăn chặn hội chứng ruột kích thích.

Thực hiện luyện tập thể dục đều đặn, đúng cách để tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch và giảm áp lực lên các cơ vùng hậu môn.

Hình thành thói quen điều độ đại tiện đúng giờ và giải quyết khi có nhu cầu.

Chú ý đến các biểu hiện của táo bón, thiếu máu, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan có thể dẫn đến bệnh áp xe hậu môn và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.

Hậu quả của apxe hậu môn nếu không điều trị vô cùng nguy hiểm và người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề này. Nếu còn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc cần được tư vấn hỗ trợ apxe hậu môn, bệnh nhân liên hệ tới hotline của Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku đó là 02693748888 hoặc có thể nhấp vào Khung chat chuyên gia sẽ hỗ trợ nhé.

da khoa gia lai

footer img