• Địa chỉ 111 Trần Phú, P.Diên Hồng,
    TP.Pleiku, Gia Lai
  • Thời gian làm việc Thời gian làm việc
    08:00 - 20:00 (cả tuần)
  • Hotline tư vấn Hotline tư vấn
    02693748888
Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Giải đáp: Trĩ hỗn hợp có phải do di truyền không?

Ngày đăng: 02/07/2024

Trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh trĩ đang ở mức độ khá nặng và cũng thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Vậy Trĩ hỗn hợp có phải do di truyền không? Hãy cùng các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

da khoa gia lai

BỆNH TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH

Trĩ hỗn hợp là trường hợp mà bệnh nhân đồng thời mắc trĩ nội và trĩ ngoại, khi diễn biến trong một thời gian dài, các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn này sẽ kết hợp với nhau để tạo thành trĩ hỗn hợp.

riệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp cùng tương đối giống với các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài các biểu hiện thường gặp như chảy máu và sa búi trĩ, người bệnh còn có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

Đại tiện ra máu

Đây là triệu chứng đặc trưng của của bệnh trĩ hỗn hợp. Ban đầu máu chảy khá ít nhưng bệnh càng nặng, thì máu chảy càng nhiều, khiến cơ thể người bệnh dễ rơi vào tình trạng thiếu máu.

Sa búi trĩ

Trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng, các búi trĩ ở bên trong lòi ra ngoài, kết hợp các búi trĩ ngoại ở xung quanh hậu môn, tạo thành các búi trĩ ngoằn ngoèo, có thể làm tắt nghẽn hậu môn, khó đại tiện…

Đau nhức và ngứa ngáy hậu môn

Hậu môn là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và chúng rất nhạy cảm trước các kích thích. Do đó, khi bị trĩ hỗn hợp, búi trĩ sưng viêm, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau đớn, ngứa ngáy nặng nề hơn.

Dịch nhầy tràn ra, ẩm ướt hậu môn

Do niêm mạc bên trong trực tràng và xung quanh lỗ hậu môn bị kích thích bởi búi trĩ nội, trĩ ngoại trong thời gian dài, dẫn đến dịch nhầy bị tiết ra nhiều và tràn ra bên ngoài hậu môn và gây nên cảm giác khó chịu, hôi hám, ngứa ngáy và ẩm ướt… 

Khi phát hiện một trong các triệu chứng như trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng trong cuộc sống.

GIẢI ĐÁP: TRĨ HỖN HỢP CÓ PHẢI DO DI TRUYỀN KHÔNG?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ, trong một gia đình có thể có nhiều người mắc bệnh, cha hoặc mẹ mắc bệnh và sau đó con cái cũng mắc bệnh trĩ. Điều này khiến nhiều người lo ngại liệu trĩ hỗn hợp có phải do di truyền không?

Theo chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku cho biết, người bị bệnh trĩ có thể yên tâm vì bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều không có tính lây truyền và không di truyền, không lây lan từ người này sang người khác hoặc do ngồi chung ghế, mặc chung quần áo…

Việc nhiều người trong gia đình, cha/ mẹ và con cái cùng bị trĩ làm nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ hỗn hợp di truyền cho con cái. Tuy nhiên, trên thực tế việc ảnh hưởng bởi những thói quen ăn uống hay vận động không tốt nên mới mắc bệnh giống nhau.

Theo đó, các chuyên gia cũng tổng hợp lại một số các nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp mà bản thân mỗi người cần nắm và chú ý để phòng ngừa, chữa trị đúng đắn:

► Uống không đủ nước, căn quá ít chất xơ hoặc ăn quá nhiều đồ cay, nóng, sử dụng thường xuyên cà phê, bia, rượu)… gây nóng trong người, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

► Táo bón lâu ngày, người bệnh phải thường xuyên dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài khiến thành tĩnh mạch hậu môn co giãn đột ngột, sưng phồng hình thành bệnh trĩ.

► Do tính chất công việc, đứng nhiều hoặc ngồi nhiều lâu gây áp lực lớn lên vùng hậu môn, máu lưu thông kém, hình thành búi trĩ.

► Thói quen đại tiện: Nhịn đại tiện, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu đọc báo, xem phim…

► Vệ sinh hậu môn kém tạo cơ hội cho vi khuẩn, kí sinh trùng trú ngụ, gây sưng phồng, viêm nhiễm hậu môn, hình thành bệnh trĩ.

► Ngoài ra quan hệ bằng đường hậu môn, phụ nữ mang thai, những người thường xuyên stress, mệt mỏi kéo… cũng có nguyên cơ bị bệnh trĩ rất cao.

Như vậy, với thắc mắc Trĩ hỗn hợp có phải do di truyền không? thì câu trả lời là không! Tuy nhiên, những gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tĩnh mạch, thì cũng cần chú ý kiểm tra, tư vấn bác sĩ về các yếu tố di truyền nhé!

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Trên thực tế không ít trường hợp vì e ngại với các loại bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng mà âm thầm chịu đựng “sống chung với bệnh”, hoặc tìm đến các cơ sở y tế kém chất lượng để điều trị sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm và không thể dứt điểm được bệnh.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành y học thì việc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp đã không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Cụ thể:

Phương pháp nội khoa

Áp dụng cho tình trạng bệnh ở giai đoạn phát triển. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc như: thuốc uống, thuốc uống, thuốc xịt… có tác dụng giảm sưng tấy, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.

=> Phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả khi người bệnh thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và thực hiện tại nhà để tránh các biến chứng khó lường về sau.

Phương pháp ngoại khoa

Ngoài các phương pháp truyền thống, thì hiện này Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku đang áp dụng phương pháp PPH – Xâm lấn tối thiểu Hàn quốc trong việc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp.

=> Là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay với ưu điểm: điều trị nhanh chóng và đảm bảo sự an toàn cao, không gây đau đớn khi điều trị, rất ít chảy máu và khả năng hồi phục nhanh và đặc biệt hiệu quả vượt trội đến 98%.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thì có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku tọa lạc tại 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai để được các bác sĩ tại đây trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh vấn đề Trĩ hỗn hợp có phải do di truyền không? Cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu người bệnh còn điều gì băn khoăn vui lòng nhấp trực tiếp vào bảng chat dưới đây để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng

da khoa gia lai

footer img