• Địa chỉ 111 Trần Phú, P.Diên Hồng,
    TP.Pleiku, Gia Lai
  • Thời gian làm việc Thời gian làm việc
    08:00 - 20:00 (cả tuần)
  • Hotline tư vấn Hotline tư vấn
    02693748888
Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Giải đáp cho mẹ: Bé bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?

Ngày đăng: 15/06/2024

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ khi lên 5 tuổi có nguy cơ viêm đường tiết niệu, tuy nhiên biểu hiện bệnh ở trẻ sẽ khó phát hiện, do đó nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời trẻ sẽ gặp phải các vấn đề nguy hiểm. Vậy thì bé bị viêm đường tiết niệu phải làm sao? các mẹ theo dõi thông tin bên dưới để có biện pháp bảo vệ con trẻ nhé.

TÌM HIỂU BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ LÀ GÌ?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là hiện tượng mà vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống đường tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,…

Bệnh này thường ra bởi các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng và đứng đầu là vi khuẩn E.coli

Các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, chính vì nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ có nguy cơ viêm đường tiết niệu

+ Môi trường sống bị ô nhiễm, cách vệ sinh chăm sóc trẻ không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.

+ Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện

+ Mắc phải các bệnh lý khác tại đường tiết niệu làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu.

+ Chít hẹp đường dẫn nước tiểu: Chít hẹp bao quy đầu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh

+ Trẻ bị suy giảm sức đề kháng do nhiễm virus cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, ỉa chảy mất nước…

+ Bé gái có đường niệu ngắn hơn và gần hậu môn hơn các bé trai nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào hơn.

Các triệu chứng khác của viêm đường tiết niệu ở trẻ

+ Trẻ bị nóng hoặc đau rát khi trẻ đi tiểu

+ Trẻ nhỏ đi tiểu có mùi hôi hoặc đục

+ Trẻ đi tiểu gấp nhưng khi tiểu chỉ có vài giọt

+ Sốt, nôn hoặc nôn mửa

+ Trẻ bị tiêu chảy

da khoa gia lai

BÉ BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU PHẢI LÀM SAO?

Trẻ bị viêm đường tiết niệu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe thận; suy giảm chức năng thận; sưng thận; nhiễm trùng huyết…

Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ và người thân cần chú ý hơn trong việc chăm sóc bằng các nguyên tắc sau:

+ Tuân thủ việc dùng thuốc và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ Theo dõi trẻ và trao đổi với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường.

+ Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nước để tăng đề kháng cho trẻ.

+ Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, cho dù các biểu hiện đã thuyên giảm.

+ Vệ sinh an toàn và kỹ lưỡng cho trẻ,  hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CHO TRẺ

Trong việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu nước tiểu của trẻ để tiến hành chẩn đoán chính xác. Mẫu này được sử dụng để:

+ Phân tích nước tiểu: Nước tiểu được kiểm tra bằng một que thử để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra, soi dưới kính kính hiển vi để tìm vi khuẩn hoặc mủ trong nước tiểu.

+ Cấy nước tiểu: Quá trình kiểm tra này thường mất từ ​​24 – 48 giờ để xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, lượng vi khuẩn tồn tại và các loại kháng sinh thích hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán khác như: siêu âm thận; siêu âm bàng quang; chụp X Quang; chụp  cắt lớp vi tính (CT scan); chụp cộng hưởng từ (MRI) thận và bàng quang

da khoa gia lai

NHỮNG CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CHO TRẺ

Ba mẹ cần có biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu cho trẻ bằng các cách sau:

+ Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, nhất là khi trẻ tiểu tiện, đại tiện… tránh làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.

+ Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu, chưa tự biết cách vệ sinh phòng tránh, do đó các mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng, đúng cách tại các vùng âm hộ, đáy chậu và hậu môn, đồng thời nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu gây viêm nhiễm.

+ Đối với trẻ nhỏ, các mẹ cần thường xuyên thay bỉm nhất là khi trẻ đi tiểu tiện, đại tiện… tránh làm cho vi khuẩn lây lan.

+ Để hệ bài tiết nước tiểu của trẻ hoạt động tốt hơn, các mẹ cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau quả, trái cây sạch.

+ Chú ý cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng.

+ Đối với các bé trai nên theo dõi bao quy đầu, nếu bị phồng có thể là do bị dài hoặc hẹp bao quy đầu, lúc này cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku cũng luôn có lời khuyên, không chỉ ở trẻ em mà kể cả người lớn cũng cần chủ động hơn trong việc vệ sinh, thăm khám, chăm sóc sức khỏe đường tiết niệu tốt.

Hiện nay, cơ sở phòng khám này là địa chỉ uy tín, do đó bệnh nhân nếu cần tìm nơi khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản, tiết niệu định kỳ hãy đến trực tiếp để được hỗ trợ an toàn và nhanh chóng.

Phòng khám làm việc các ngày trong tuần, bao gồm cả T7 – CN và những ngày Lễ Tết, do đó mọi người có thể sắp xếp thời gian khám tốt hơn. Chi phí hợp túi tiền người bệnh, không tăng giá ngoài giờ.

Những thông tin trên các mẹ đã có kiến thức về vấn đề bé bị viêm đường tiết niệu phải làm sao? nếu cần tư vấn giải đáp về bệnh lý này có thể nhấp vào Bảng Chat bên dưới, tư vấn miễn phí 24/24.

da khoa gia lai

footer img