Tổng quan bệnh áp-xe hậu môn: Chẩn đoán và điều trị
Bệnh áp-xe hậu môn là tình trạng mà một khoang hậu môn chứa đầy mủ, gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn, mệt mỏi, sốt, tiết dịch hậu môn… Nếu không được điều trị sớm, áp-xe hậu môn sẽ khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bệnh lý này qua bài viết sau, để từ đó có phương pháp phòng và điều trị hiệu quả.
BỆNH ÁP-XE HẬU MÔN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
Áp-xe hậu môn là bệnh gì?
Là hiện tượng phổ biến khi vết thương tại hậu môn bị nhiễm trùng, không được điều trị kịp thời và hình thành nên apxe. Bên trong apxe sẽ chứa rất nhiều mủ, gây đau rát, vướng víu và khi vỡ ra sẽ gây lở loét, chảy máu và vô cùng nguy hiểm.
Nếu phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn và không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Còn nếu để lâu thì phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật. Hiện nay, apxe hậu môn phát triển qua 3 giai đoạn.
♦ Giai đoạn 1: Tuyến hậu môn bị viêm nhiễm và mưng mủ
♦ Giai đoạn 2: Các ổ viêm nhiễm, mưng mủ bị vỡ và hình thành các ổ Áp-xe
♦ Giai đoạn 3: Các ổ áp-xe vỡ mủ, biến chứng thành các lỗ rò, đường rò hậu môn.
Nguyên nhân gây ra bệnh áp-xe hậu môn
Theo các chuyên gia cho biết, tình trạng tuyến hậu môn bị tắc, nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc trĩ là một trong những nguyên nhân chính gây apxe hậu môn. Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng là một trong những tác nhân gây apxe hậu môn.
+ Người bị bệnh Crohn hoặc viêm loại đại tràng là những bệnh lý đường ruột khiến các mô khỏe mạnh ở hậu môn, trực tràng vi khuẩn tấn công và gây bệnh
+ Người bị bệnh tiểu đường
+ Những người có hệ miễn dịch kém do sự mắc các bệnh HIV/AIDS
+ Thực hiện quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là nguyên nhân gây apxe hậu môn cả ở nam và nữ
+ Người phải thực hiện hóa trị để điều trị bệnh
+ Bị táo bón
+ Bị tiêu chảy kéo dài…
Triệu chứng của Áp-xe hậu môn điển hình
Khi bị apxe hậu môn, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy đau rát liên tục ở vùng hậu môn, có lẽ đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết của bệnh. Cơn đau vùng hậu môn sẽ kéo dài, kèm theo tình trạng sưng tấy hậu môn và cơn đau sẽ gia tăng khi đi lại hay đại tiện.
Ngoài ra, dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của apxe hậu môn bao gồm:
♦ Bị táo bón
♦ Đau rát khi đi đại tiện
♦ Tiết dịch hậu môn có mùi hôi khó chịu
♦ Bị sưng hoặc đau da xung quanh vùng hậu môn
♦ Cơ thể mệt mỏi, uể, oải, sốt…
Ngoài ra, một số người còn sờ thấy khối u, nốt sưng và mềm ở vành hậu môn. Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu trực tràng, điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng.
CHẨN ĐOÁN BỆNH ÁP-XE HẬU MÔN BẰNG CÁCH NÀO?
Việc chẩn đoán bệnh áp-xe hậu môn thường thường thông qua quá trình khám sức khỏe tại các phòng khám chuyên khoa. Lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng đau, sưng đỏ tại khu vực hậu môn.
Nhiều người bị áp-xe nhưng không có triệu chứng nào ở bề mặt da, thì bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ gọi là ống nội soi để xem xét bên trong ống hậu môn và trực tràng dưới. Bởi vì, đôi khi áp-xe có thể ở sâu bên trong hậu môn, trực tràng thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI để siêu âm chính xác hơn.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể yêu cầu xét nghiệm máu, siêu âm hoặc nội soi để xác định chính xác tình trạng apxe hậu môn của người bệnh. Từ đó xác định tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ ÁP-XE HẬU MÔN NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị áp-xe hậu môn, tuy nhiên dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa sao cho phù hợp. Cụ thể:
Điều trị bằng nội khoa
Phương pháp này là sử dụng các loại thuốc đặc trị để điều trị áp-xe hậu môn ở giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát và chưa có biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như thuốc uống, thuốc bôi với tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau và loại bỏ tình trạng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chính xác chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về nhà để điều trị. Điều này dễ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bằng ngoại khoa
Khi bệnh phát triển ở giai đoạn sau, mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng, áp-xe chứa nhiều mủ bên trong. Thì ngoài việc kết hợp sử dụng thuốc, thì bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp ngoại khoa để điều trị. Có thể bác sĩ sẽ phẫu thuật ổ áp-xe, loại bỏ hết mủ bên trong để tránh tình trạng vỡ gây viêm nhiễm. Tuy nhiên phương pháp truyền thống này có nhiều nhược điểm như: Để lại sẹo, gây đau đớn, chảy máu, bệnh dễ tái phát…
Do đó, hiện nay nhiều cơ sở chuyên khoa hậu môn – trực tràng đã áp dụng thành công phương pháp HCPT vào điều trị áp-xe hậu môn. Đây là phương pháp sử dụng sóng điện cao tần, dao điện, kẹp điện và kỹ thuật xâm lấn tối thiểu công nghệ Hàn quốc để tác động vào vùng áp-xe, loại bỏ mủ, diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng giúp điều trị áp-xe hậu môn hiệu quả.
⇒ HCPT nổi bật với những ưu điểm như: Ít gây chảy máu, ít đau đớn, hiệu quả cao, chỉ mất từ 15-20 thực hiện, vết thương nhỏ, phục hồi nhanh, đảm bảo thẩm mỹ và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku đang là một trong những số ít địa chỉ y tế áp dụng thành công tất cả các phương pháp điều trị apxe hậu môn phổ biến hiện nay. Đặc biệt là việc áp dụng hiệu quả phương pháp HCPT và nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo người bệnh lẫn các chuyên gia chuyên khoa.
Ngoài việc áp dụng thành công phương pháp hiện đại, phòng khám còn nổi bật với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị tiên tiến, bác sĩ giỏi, chi phí rõ ràng, minh bạch, bảo mật thông tin…
Hy vọng, qua bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh áp-xe hậu môn cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Và nếu còn thắc mắc liên quan tới apxe hậu môn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 02693748888 hoặc nhấn vào Khung Chat sau để được hỗ trợ miễn phí.