Giải đáp: Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ! Em có tìm hiểu thì thấy phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lành tính, nam giới tuổi trung niên trở đi dễ mắc căn bệnh này. Vừa rồi ba tiểu đau, tiểu khó, em đưa ba đi khám bệnh cũng bị chẩn đoán mắc bệnh. Em cũng khá lo, không biết liệu Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ (Minh K. – Gia Lai)
TỔNG QUAN BỆNH PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NAM GIỚI
Tuyến tiền liệt là cơ quan chỉ dành cho nam giới, nằm ở phía trước trực tràng và ở đầu dưới của bàng quang.
Chức năng chính của nó là tiết ra dịch tuyến tiền liệt sau khi xuất tinh, hóa lỏng tinh trùng và trở thành một thành phần của tinh dịch. Dịch tuyến tiền liệt bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào tinh trùng, giúp tế bào tinh trùng không bị tổn thương khi đi qua âm đạo phụ nữ.
Theo thống kê cho thấy, rất nhiều nam giới trên 40 tuổi sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt) nguyên nhân chủ yếu là do các mô tuyến tiền liệt xung quanh niệu đạo tăng sinh. Đặc biệt là những người có thói quen xấu sau đây có tỉ lệ mắc bệnh khá cao:
- Đàn ông trên 40 tuổi, đặc biệt những người trên 50 tuổi
- Người uống rượu lâu ngày hoặc thích ăn cay
- Người ngồi lâu, ít vận động, uống ít nước, nhịn tiểu lâu
- Người thường xuyên đạp xe đường dài hoặc lái xe trong thời gian dài
- Người thừa cân, béo phì
PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Mặc dù sự tăng sinh (phì đại) tuyến tiền liệt là lành tính, nhưng nếu kéo dài và không có biện pháp khắc phục, tuyến tiền liệt phì đại dần dần gây áp lực lên niệu đạo và bàng quang, có thể dẫn đến các triệu chứng: đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều, tiểu khó, tiểu ngắt quãng… Và có thể khiến nam giới đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
Tiểu khó – Bí tiểu
Sức cản niệu đạo tăng lên, cơ bàng quang phải co bóp quá mức để duy trì việc đi tiểu; có cảm giác tiểu không hết và khi lượng nước tiểu tồn dư gia tăng gây bí tiểu. Bên cạnh đó, sự gia tăng áp lực bàng quang giãn nở quá mức có thể xảy ra tình trạng tiểu không tự chủ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới, trào ngược niệu quản, tăng lượng nước tiểu tồn dư hoặc bí tiểu… có thể dễ dàng dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu nhiều lần và tình trạng khó tiểu có thể trở nên trầm trọng hơn.
Khi nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính xảy ra, có thể kèm theo sốt, ớn lạnh, đau lưng, mệt mỏi; đồng thời chức năng thận cũng sẽ bị tổn thương.
Tiểu ra máu
Các mao mạch trên bề mặt niêm mạc của tuyến tiền liệt bị tắc nghẽn, các mạch máu nhỏ giãn ra và bị các tuyến tăng sản kéo đi, khi bàng quang co bóp có thể xảy ra tình trạng tiểu ra máu. Thường là tiểu ra máu ở cuối bãi, lượng nước tiểu thường ít; đôi khi có thể tiểu máu lượng lớn, cục máu đông… cần điều trị khẩn cấp.
Sỏi bàng quang
Khi còn sót lại nước tiểu, các tinh thể nhỏ trong nước tiểu sẽ đọng lại lâu ngày trong bàng quang và tạo thành sỏi. Tỷ lệ mắc sỏi bàng quang cao hơn 10%, có thể gây đau vùng đáy chậu, gián đoạn dòng nước tiểu đột ngột, tiểu ngắt quãng và dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Tổn thương chức năng thận
Bất thường trong tiểu tiện lâu ngày không được điều trị cũng dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu, gây nhiễm trùng, thận ứ nước, giãn niệu quản, dẫn đến tổn thương chức năng thận.
Vô sinh-hiếm muộn
Với những nam giới còn nhu cầu sinh sản nhưng bị viêm tuyến tiền liệt, có thể là nguyên nhân gây cản trở. Bởi bệnh kéo dài, các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và cơ quan lân cận khiến tuyến tiền liệt mất đi chức năng vốn có.
Tóm lại, với thắc mắc phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Thì các chuyên gia cho biết Phì đại tuyến tiền liệt mặc dù không quá nguy hiểm ở giai đoạn đầu nhưng lại tiến triển rất nhanh, nam giới có nguy cơ đứng trước biến chứng nghiêm trọng. Do đó, không được có tâm lý chủ quan, khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cần sớm tiến hành điều trị.
ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC KHI BỊ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT
Tại Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku – tọa lạc tại số 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai thì bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ được chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp dựa trên mức độ bệnh lý cụ thể; kết hợp chế độ sinh hoạt – chăm sóc đúng cách, nâng cao khả năng phục hồi.
♦ Biện pháp nội khoa: Chỉ định điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ kê đơn thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Từ đó giúp giảm tình trạng tắc nghẽn niệu đạo, việc tiểu tiện dễ dàng hơn.
♦ Biện pháp ngoại khoa: Liệu pháp điều trị sóng ngắn, sóng viba hồng quang; nội soi tán sỏi; tiểu phẫu… được chỉ định thực hiện phù hợp nhằm giảm kích thước của tuyến tiền liệt và mở rộng niệu đạo, giảm đau, tăng cường lưu thông máu…
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày, các chuyên gia cũng khuyên nam giới nên:
+ Hạn chế uống rượu và tránh đồ chiên, cay; hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol và giàu protein.
+ Uống lượng nước thích hợp vào ban đêm để ngăn ngừa tình trạng tiểu đêm thường xuyên.
+ Bạn có thể tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ vừa phải để cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng khó tiểu.
+ Tránh làm việc gắng sức quá sức; không được nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ…
+ Giữ ấm và tắm nước nóng để cải thiện lưu thông máu và giảm các triệu chứng đường tiết niệu dưới.
Trên đây là những giải đáp về Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Hi vọng các anh em sẽ không còn chủ quan, thờ ơ trước căn bệnh này. Mọi thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ điều trị vui lòng Nhấn vào Khung Chat hoặc gọi đến số 02693748888 – chuyên gia giải đáp miễn phí, kịp thời.